Cập nhật những quy định mới về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn công nghiệp
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn công nghiệp đang rất nóng bởi các Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên quen thuộc trong đời sống bận rộn ngày nay. Các trường học, bệnh viện, khu văn phòng, nhà hàng, quán ăn, … Các bếp ăn tập thể thường có số lượng suất ăn từ 20 người trở lên.
Vì vậy mà vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn công nghiệp luôn cần được quan tâm đặc biệt. Nhất là trong thời gian gần dây liên tục xảy ra các vụ việc ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng diễn ra trên phạm vi nhiều tỉnh thành.
Có thể các bạn chưa nắm được hết các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định mới nhất của Bộ Y tế. Để từ đó có sự phòng, tránh và sự hiểu biết nhất định
Để ngăn ngừa các mầm bênh có thể phát tán từ nguy cơ giữ vệ sinh không tốt tại các bếp ăn tập thể. Bộ Y tế đã có các quy định chi tiết về việc cung cấp, chế biến, sử dụng thực phẩm trong các bếp ăn công nghiệp như sau:
Theo quy định số 15/2018/NĐ – CP
- Quy định về việc các đơn vị phải được Cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh ăn uống khi hoạt động trong lĩnh vực này.
Ngoài ra các bếp ăn tập thể còn cần phải có Đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm, Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm từ Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp phép.
- Các quy định cụ thể về Cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể được quy định cụ thể trong nghị định 15/2018/NĐ-CP) của Bộ Y tế.
Theo Bộ y tế các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm rất cần thiết đối với các bế ăn công nghiệp, nơi tập trung đông người và tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao.
Ngoài ra các quy định theo Thông tư liên ngành cũng quy định rất chặt chẽ. Theo đó các đơn vị kinh doanh bếp ăn công nghiệp phải đảm bảo 7 quy định sau:
1. Quy định đối với nhà bếp
+ Vị trí nhà bếp phải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường.
+ Bố trí khu vực bếp ăn theo quy tắc một chiều: từ khu vực chế biến đồ tươi sống, vị trí bếp nấu, khu vực bày thức ăn chín, khu vực bàn ăn. Việc bố trí các khu vực trong bếp ăn công nghiệp, đóng một vai trò quan trọng. Tránh lây nhiễm chéo trong quá trình chế biến thực phẩm sống và bày thức ăn chín.
2. Quy định về vệ sinh đối với nhân viên
+ Có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Được trang bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong bếp ăn và bảo vệ thân thể phù hợp, được tẩy trùng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Có kỹ năng chuyên môn trong chế biến, phục vụ bếp ăn công nghiệp
+ Có kỹ năng cần thiết trong việc xử lý tình huống xảy ra ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp (nếu có).
3. Quy định về vệ sinh đối với dụng cụ nhà bếp
+ Đầy đủ dụng cụ nhà bếp, phục vụ chế biến, pha chế, nấu chín trong bếp ăn công nghiệp.
+ Các dụng cụ luôn trong tình trang đảm bảo vệ sinh: được rửa sạch, khử trùng, khô ráo
4. Quy định về vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm
+ Mỗi loại thực phẩm có cách bảo quản, lưu trữ khác nhau. Vì vậy có quy định bảo quản cụ thể đối với từng loại thực phẩm sống, chín
5. Nhật ký thực đơn các bữa ăn
+ Nguồn gốc, xuất xứ của các thực phẩm mua vào
+ Mẫu lưu thức ăn đã chế biến
+ Thực đơn
6. Hợp đồng trách nhiệm về việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
7. Yêu cầu xử lý khi có ngộ độc thực phẩm
Trả lời