Covid 19 Tác Động Đến Nguồn Cung Thịt Gà Đông Lạnh Như Thế Nào
Chúng ta đang sống trong thời kỳ hội nhập, ở thời điểm mà ranh giới cắm mốc giữa các quốc gia không thực sự là khoảng cách. Mỗi quốc gia là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng và tác động lớn đến nhau trong mọi mặt của đời sống.
Dịch Covid 19 đã đem đến những tác động vô cùng to lớn đến hầu hết tất cả các quốc gia đối với mọi lĩnh vực. Và lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng đông lạnh cũng không nằm ngoài chuỗi tác động ấy.
Nửa đầu năm 2021 đến nay, nguồn cung thực phẩm đông lạnh nói chung và thịt gà đông lạnh nhập khẩu nói riêng chịu tác động mạnh mẽ bởi các nhân tố sau:
Ngành chăn nuôi bị tác động lớn
Yếu tố nhân công lao động
Thực phẩm nằm trong nhóm nhu cầu thiết yếu nhất của con người nên trong bất kỳ hoàn cảnh khách quan nào thì nhu cầu đó luôn cần được đáp ứng đầu tiên, trước nhất và đảm bảo nhất.
Tuy nhiên, nhân lực trong mọi ngành nghề đều phải giảm bớt hoặc cắt giảm để hạn chế sự tiếp xúc giữa người với người trong thời điểm dịch bệnh.
Yếu tố dịch cúm gia cầm
Đầu tháng 4/2021 chứng kiến một đợt dịch cúm gia cầm. Tuy xảy ra trên phạm vi nhỏ nhưng sự cẩn trọng và an toàn là cần thiết.
Các trang trại chăn nuôi sau khi làm sạch, khử trùng, thực hiện việc tái đàn. Do vậy việc thu hoạch gà trưởng thành cần thời gian từ 4 đến 6 tháng. Điều này dẫn đến sản lượng xuất khẩu sụt giảm. Và chúng ta đang thấy nguồn cung bị thiếu hụt.
So với sản lượng thịt gà nhập khẩu bình quân cùng kỳ, thì quý 2/2021 số lượng thịt gà đông lạnh nhập khẩu đang giảm khoảng 30%.
Điều này vừa gây tổn thất cho nhà cung cấp vừa gây gián đoạn chuỗi cung ứng thịt gia cầm, và nguồn cung hàng trong nước.
Dự kiến từ quý 3 năm 2021 đến cuối năm 2021, việc cung cấp mới được khôi phục gần như hoàn toàn.
Chuỗi cung ứng bị đứt gãy hoặc bị gián đoạn
Giá cước container tăng vượt tầm kiểm soát là yếu tố quan trọng làm tăng chi phí
Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, dù ít hay nhiều tất cả mọi lĩnh vực ngành nghề đều bị tác động
Theo dữ liệu từ Drewry Shipping, chi phí để vận chuyển 1 container hàng hóa kích thước 40 feet bằng đường biển từ Thượng Hải tới Rotterdam hiện đã chạm mức cao kỷ lục 10.522 USD – tăng 547% so với mức trung bình 5 năm gần đây.
Vì 80% hàng hóa trên toàn thế giới được vận chuyển bằng đường biển, cước phí tăng đe dọa sẽ kéo theo giá của mọi mặt hàng đều tăng, từ đồ chơi trẻ em, đồ nội thất, linh kiện ô tô đến cả những thứ nhỏ nhặt như café, đường. Điều này khiến nỗi lo về lạm phát càng tăng lên trong bối cảnh áp lực lạm phát vẫn đang đến từ nhiều phía.
“Suốt 40 năm trong nghề bán lẻ đồ chơi, tôi chưa từng thấy tình hình giá cả căng thẳng đến vậy”, Gary Grant, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của chuỗi đồ chơi The Entertainer ở nước Anh chia sẻ. Ông đã phải ngừng nhập khẩu những con gấu teddy cỡ đại từ Trung Quốc vì sẽ phải tăng gấp đôi giá bán lẻ mới đủ để bù đắp chi phí vận chuyển.
Vận chuyển nội địa và vận chuyển quốc tế bị gián đoạn
Hiện thị trường đang phải cùng lúc đối mặt với một loạt yếu tố căng thẳng: nhu cầu tăng vọt, tình trạng thiếu container, các cảng tắc nghẽn và cả thiếu tàu cũng như thiếu công nhân bốc dỡ tại cảng.
Hệ quả là mọi tuyến đường đều phải chịu sức ép lớn. Gần đây dịch bệnh lại bùng phát tại một số trung tâm xuất khẩu của châu Á như tại một số cảng của Trung Quốc khiến tình hình càng tồi tệ hơn.
Các chặng đường dài bị ảnh hưởng nặng nề nhất, ví dụ chi phí vận chuyển hàng từ Thượng Hải đến Rotterdam hiện cao hơn 67% so với tới bờ Tây nước Mỹ.
Trước đây chi phí vận chuyển thường được coi là không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát bởi chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí. Tuy nhiên hiện nay các nhà kinh tế học cho rằng cần phải chú ý nhiều hơn đến yếu tố này. HSBC ước tính giá cước vận chuyển bằng container tăng 205% sẽ khiến chi phí sản xuất của khu vực euro tăng thêm 2%.
Trả lời